Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Nội dung chương trình hội nghị họp mặt Xuân Canh Dần

Kính gửi : Các thành viên trong Ban liên lạc và toàn thể quý Hội viên

Ban liên lạc xin thông báo nội dung chương trình Hội nghị họp mặt mừng Xuân Canh Dần của Hội Liên Hiệp XNXL NN & CNTP như sau :

1/ Tuyên bố lý do và giới thiệu chương trình hội nghị
2/ Giới thiệu đại biểu tham dự , các đơn vị tài trợ chính .
3/ Báo cáo tình hình hoạt động của Hội năm 2009 và cảm ơn các đơn vị tài trợ chính.
4/ Báo cáo tài chính của Hội năm 2009
5/ Giới thiệu các cụ cao niên trên 70 tuổi và trao Khánh mừng thọ .
6/Mời đại diện các đơn vị tài trợ , đại diện hội viên , đại diện khách mời phát biểu cảm tưởng .
7/ Liên hoan và văn nghệ .
8/ Bế mạc và trao quà cho hội viên .

Ghi chú :
- Thời gian : ngày 28/02/2010 ( nhằm ngày mùng 15 Tết Canh Dần )
* Đón khách : 10 giờ 00
* Khai mạc : 11 giờ 00
- Địa điểm : nhà hàng Đông Hồ 2 , địa chỉ : 16A Lê Hồng Phong , Quận 10 , Tp.HCM

Ban liên lạc

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2010

Thông báo mời họp mặt mừng xuân Canh Dần 2010

Kính gửi : quý Hội viên

Ban liên lạc Hội cán bộ công nhân viên Liên hiệp XNXL NN & CNTP trân trọng kính mời quý hội viên đến tham dự buổi họp mặt thân mật mừng xuân Canh Dần .

Địa điểm : Nhà hàng Đông Hồ 2 , địa chỉ : 16A Lê Hồng Phong , Phường 12 , Quận 10 , Tp.Hồ Chí Minh .

Thời gian : ngày 28/02/2010 ( nhằm ngày 15 Tết Âm Lịch )
Đón khách : 10 giờ 00
Khai mạc : 11 giờ 00

Xin trân trọng kính mời .

Ban liên lạc

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2010

Tết Nguyên Đán



Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam...
Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ".

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.



Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngỳa tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi ddược nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà.

Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.



Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.

Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến...

Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu.

Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.



Tết, và các tục lệ, được nhắc đến rất nhiều trong ca dao Việt Nam:

Mùng Một thì ở nhà cha,
Mùng Hai nhà vợ, Mùng Ba nhà thầy

Mùng Một tết cha,
Mùng Hai tết mẹ, Mùng Ba tết thầy

Cu kêu ba tiếng cu kêu
Mong cho Tết đến dựng nêu ăn chè

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Tết cũng là đề tài cho nhiều văn, thi sĩ:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già...
(Vũ Đình Liên - Ông đồ)

...Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Lòe loẹt trên vách bức tranh gà
(Tú Xương)

...Xuân về hoa cải nở vàng hoe.
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,
Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.
(Đoàn Văn Cừ - Tết Quê Bà)

Hay câu đối Tết như:

Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
(Nguyễn Công Trứ)

Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại, kẻo ma vương đưa quỷ tới.
Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa, mở toang ra, cho thiếu nữ đón xuân vào.
(Lưu truyền là của Hồ Xuân Hương)

Đề nghị bớt chút thời gian để nghe một số bài viết về các câu chuyện ngày Tết của người Việt Nam

Powered by eSnips.com

Một số bài viết liên quan đến Tết Nguyên Đán của Việt Nam
  1. Lm. Huỳnh Trụ (Theo hdgmvietnam.org) “Tết nguyên đán”. Tổng giáo phận Hà Nội.
  2. Theo VDC1, “Tết Nguyên đán có từ bao giờ?”, Việt Báo
  3. Đoan Hùng. “Lịch Ta, Lịch Tàu và sự khác biệt”.
  4. Tường Linh (nhà thơ) “Nhớ chợ Tết làng xưa”. Việt Báo
  5. “Đi chợ đồ cổ ngày giáp Tết”
  6. K.H (sưu tầm), “Mâm ngũ quả ngày Tết: Nhiều quan niệm, lắm cách thể hiện”, Việt Báo
  7. Việt Báo. Cây nêu ngày Tết và tục thờ cúng tổ tiên
  8. TS Nguyn Nhã “Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên”. Tuổi Trẻ online
  9. Phương Khanh, “Thú chơi tranh Tết của người Việt”, Việt Báo
  10. Trích 100 điều nên biết về phong tục VN, “Câu đối tết”, Việt Báo
  11. T. Xuân, “Chơi hoa ngày Tết”, Tin Tức Online
  12. “Trang hoàng ngày Tết - Trang trí nhà ngày Tết”, Thanh Niên online
  13. Sự tích hoa đào ngày Tết
  14. Theo Kenny blog, “Hoa Mai trong ngày tết của người miền Nam”, Việt báo
  15. Thúy Huỳnh, “Hoa mai ngày Tết”, Thanh niên Online
  16. Theo Sức khỏe & đời sống, “Quất - cây cảnh ngày Tết, thuốc quý cho cả năm”, Việt Báo
  17. Theo VNN (Tư liệu: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), “Tết của người thiểu số ở Việt Nam”, Tuổi Trẻ Online
  18. “Phong tục ngày Tết”, Xa lộ tin tức
  19. Theo Báo Ninh Thuận, “Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời?”, Tuổi trẻ Online
  20. Theo NGUYỄN CHÍNH TÂM - Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, “Khoa học "Tết"”, Tuổi trẻ online
  21. Tiếp Thị Gia Đình, “Xông đất đầu năm”, vietnamnet.vn
  22. Theo TT, “Lai lịch tiền mừng tuổi”, Việt báo
  23. Trích 100 điều nên biết về phong tục VN, “Phong tục ngày Tết: Chúc Tết, mừng tuổi, xuất hành”, Tuổi trẻ online
  24. Vũ Lê - Hoàng Khuê, “Tục hóa vàng ngày mùng 3”, vnexpress.net
  25. Đoàn Loan - Tuấn Dũng, “"Hoá vàng" cúng tiễn tổ tiên”, Việt báo
  26. website Quê Hương, “Nguyên Đán ở Việt Nam”, vietnamnet.vn
  27. Hoàng Hữu Quế “Dưa hấu ngày Tết”. Hà Nội Mới. tintucxalo.
  28. Nguyễn Ngọc Tuyết “Nồi thịt kho ngày Tết”. Phụ Nữ Online
  29. Lê Lan “Tục ăn Tết của người Sài Gòn”. Tổ Quốc.
  30. Thu Trang “Chè kho ngày Tết xưa”.
  31. “Hương vị ba miền”. Tin Việt Online
  32. Hoàng Bùi, “Số phận của phong tục Tết”, Việt báo
  33. Như Trang, “Đầu năm mua muối cầu may”, Việt báo
  34. (Theo Bách khoa Toàn thư), “Những tục lệ ngày Tết”, vietnamnet.vn
  35. Thúy Huỳnh, “Phong tục - tập quán Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết”, Thanh niên Online.
  36. Thạc sĩ Phạm Thanh Bình, Văn phòng luật sư Hồng Hà, “Đốt pháo có thể bị xử lý hình sự”, Việt báo (Theo_VnExpress.net)
  37. Sưu tầm, “Hội Gò Đống Đa tưởng nhớ vua Quang Trung”, webdulich.com.
  38. “Nét đẹp của các phong tục đầu năm”. Báo Tuổi Trẻ (Theo VTV)
  39. “Săn hoa đẹp ngày Tết”, “Bí quyết chọn hoa đào, quất ngày Tết”.
  40. Theo THÚY HUỲNH - Thanh niên, “Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết”, Báo Tuổi trẻ online
  41. “Nói với con về Tết”.
  42. “Kiêng kỵ ngày đầu năm”. báo Tuổi Trẻ.
  43. “Tết cổ truyền của người Việt Nam ở nước ngoài”. Việt Báo
  44. “Không khí đón Tết tại Mỹ”. VietNamNet
  45. “Người Việt Hải Ngoại Ăn Tết”. VVNNEWS.
  46. Hoàng Hợp Long “Hội Tết Sinh Viên của Tổng Hội SVVN Nam Cali”. Viễn Đông Daily News
  47. “Hội Tết Sinh Viên 2010 Với Chủ Đề ‘Xuân Yêu Thương’”. Việt Báo
  48. “Tet festival” ở Úc”. báo Tuổi Trẻ
  49. “Xuân và Tết trong nhạc Việt”. VietNamReview
  50. Theo Eva “Đìu hiu nhạc tết”. VietNamNet
  51. Quỳnh Nguyên “Đa dạng show ca nhạc tết”. báo Tuổi Trẻ.
  52. “Sơ lược về 12 con giáp”